Cập nhật tiến độ sân bay Long Thành mới nhất năm 2020

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một trong những dự án quan trọng bậc nhất với kỳ vọng phục vụ cho chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam. Chính vì vậy, tiến độ sân bay Long Thành nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Để có cái nhìn khái quát hơn về “siêu dự án” này, mời bạn tham khảo tiếp bài viết dưới đây.

Vị trí xây dựng sân bay Long Thành:

Sân bay Long thành được xây dựng tại xã Suối Trầu (hiện đã gộp vào xã Bình Sơn), huyện Long Thành, trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Nơi đây cách thành phố Biên Hòa vỏn vẹn 30km theo hướng Đông Đông Nam, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40km về hướng Đông và cách thành phố Vũng Tàu 70km theo hướng Bắc. Ngoài ra, sân bay Long Thành còn cho thấy vị trí thuận lợi của mình khi nằm cạnh đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và chỉ cần 5km là có thể di chuyển đến cửa ngõ “Thành phố Công nghiệp” Nhơn Trạch.

san bay long thanh

Quy hoạch dự án sân bay Long Thành

Dự án xây dựng sân bay Long Thành do Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam làm chủ đầu tư với tổng chi phí ở giai đoạn 1 là 6,7447 tỷ USD. Kết hợp với đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC), siêu dự án này sẽ được xây dựng theo 3 giai đoạn chính lần lượt vào năm 2019- 2025, 2025- 2035, 2035- 2050 và sau 2050.

Theo như tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, thì đây là sân bay cấp cao bậc nhất (cấp 4F) với tổng diện tích đất quanh sân bay lên đến 25.000 ha. Trong đó, khoảng 5.000 ha là diện tích để xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. Dự kiến khi hoàn thành thì sân bay sẽ có tới 4 đường cất hạ cánh với chiều dài 4.000m và chiều rộng 60m (đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế), nhà ga hàng hóa 5 triệu tấn/năm và 4 nhà ga sang trọng, hiện đại cho phép phục vụ đến 100 triệu khách một năm. Với một quy mô tầm cỡ trong khu vực, Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ trở thành một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và cả quốc tế.

Thủ tướng đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành:

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, từ tháng 11 năm 2018 dự án đã được đẩy nhanh công tác chuẩn bị, kết hợp với Bộ Giao thông – vận tải để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, cũng như thành lập tổ công tác để đền bù đất cao su bị giải tỏa. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên – môi trường cùng với Ủy Ban Nhân Dân (UBND) huyện Long Thành cũng tiến hành thu hồi và đền bù đất của các tổ chức, hộ gia đình.

Song song với việc thu hồi đất, cần phải triển khai xây dựng 2 khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn để phục vụ cho việc di dời người dân. Mới đây vào ngày 20/4/2020, 2 khu tái định cư này đã được khởi công xây dựng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành sân bay Long Thành. Việc xây dựng khu tái định cư do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư với nguồn vốn lên đến 23.000 tỷ đồng. Theo dự kiến vào tháng 8 tới đây, sẽ có khoảng 700 hộ dân chuyển đến (đợt 1) để nhường lại đất cho việc xây dựng sân bay.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long Thành, vào tháng 10/2020 UBND tỉnh Đồng Nai sẽ phải bàn giao diện tích mặt bằng sạch 1.800 ha cho chủ đầu tư (ở giai đoạn 1) và vào quý II năm 2021, sẽ bàn giao phần diện tích còn lại. Theo như buổi làm việc trực tuyến với tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng đã đánh giá công tác giải phóng mặt bằng còn diễn ra hơi chậm, yêu cầu tỉnh tập trung giải quyết nhanh hơn, song song với đó là giải ngân số vốn 17.000 tỷ đồng để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, cố gắng hoàn thành dự án xây dựng sân bay Long Thành vào năm 2025.

Bên cạnh việc giải phóng mặt bằng, nhiều tuyến đường sẽ được làm mới, cũng như nhanh chóng quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông, giúp cho việc di chuyển được thuận lợi hơn, tăng quy mô đầu tư và dễ dàng kết nối với sân bay.

quy-hoach-Gem-SkyWorld-Dong-Nai

 Lợi ích của việc xây dựng sân bay Long Thành:

Việc xây dựng sân bay Long Thành là một giải pháp hữu hiệu, “cứu cánh” cho sân bay Tân Sơn Nhất trong tình trạng quá tải khi phải dùng chung giữa quân sự và dân dụng. Ngoài ra, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn “khổng lồ”, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của hơn nửa triệu người dân.

Sân bay Long Thành tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vận tải hàng không Việt Nam, được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những Cảng trung chuyển hàng không chất lượng và hiện đại bậc nhất trong khu vực.

Thúc đẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như mang đến nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài ra, dự án này còn tạo điều kiện cho quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sánh vai với các cường quốc năm Châu. Đặc biệt trong đó có thể kể đến như dự án Gem sky World

Bài viết trên đã trình bày đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thiết về tiến độ xây dựng sân bay Long Thành. Hy vọng dự án sẽ sớm được hoàn thiện và trở thành một giải pháp hữu hiệu nhằm “cất cánh” cho nền kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam nói riêng và cả đất nước nói chung.